Phật Thích Ca là cái tên quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng liệu bạn có biết được Phật Thích Ca là ai? tại sao Phật Thích Ca lại được thờ cúng hay không? Để giải đáp tất cả các thắc mắc này cũng như nắm bắt được các thông tin chính xác nhất về Phật Thích Ca chúng tôi đã tổng hợp giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Tiểu sử của Phật Thích Ca
Phật Thích Ca được sinh ra vào ngày mùng 8 tháng tư âm lịch năm 623 trước Chúa Giáng sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni ở thủ đô Ca Tỳ La Vệ – nước nhỏ thuộc miền Bắc Ấn Độ.
Ngài là Hoàng tử con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da. Thế nhưng sau khi sinh Hoàng tử được 7 ngày thì bà Ma Da từ trần. Em gái của bà là Maha Pajapati cũng kết duyên với Vua Tịnh Phạn và là người trực tiếp dưỡng Phật Thích Ca – lúc đó là Hoàng Tử Tất Đạt Đa khôn lớn. Hoàng Tử tương lai sẽ là người kế nhiệm Ngai vàng do đó được Vua và Hoàng Hậu hết mực yêu thương.
Năm Tất Đạt Đa 12 tuổi, nhà vua có gọi các nhà tiên tri tới để dự đoán tương lai của hoàng tử. Tất cả các nhà tiên tri đã phán rằng Hoàng tử sẽ đi theo con đường tu hành khổ hạnh nếu như Hoàng Tử nhìn thấy các dấu hiệu sinh, lão, bệnh tử hoặc gặp được một nhà tu hành khổ hạnh.
Hoàng tử lớn lên dưới sự giáo dục hoàn hảo của đức vua để trở thành người kế vị. Do đó, đức vua đã mạnh mẽ bảo bọc Hoàng Tử, nghiêm cấm sử dụng các từ “chết”, hay “khổ”. Từ đó Hoàng Tử luôn được sống an nhàn trong nhung lụa và đến năm 16 tuổi thì kết hôn với công chúa Da Du Đà La.
Con đường tìm chân lý
Thế nhưng “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” – con người càng cố gắng sắp đặt mọi thứ thì ý trời vẫn quyết tất cả. Điều này ứng nghiệm trong chính cuộc đời của Phật Thích Ca.
Tuy sống trong nhung lụa của hoàng cung nhưng Hoàng Tử Tất Đạt Đa vẫn có ước muốn khám phá thế giới tục trần. Do đó mà Ngài đã trốn ra khỏi hoàng cung và thực hiện thăm thú vương quốc của mình.
Thế nhưng Thiên ý đã định, những điều sinh – lão – bệnh – tử mà Quốc Vương che dấu không muốn cho Hoàng Tử lại lần lượt xuất hiện trên chặng đường di chuyển của Ngài. Sau khi nhìn thấy, nhận thức thấy sự đau khổ mà con người phải gánh chịu. Ngài đã quyết định đi tìm giải pháp diệt trừ sự đau khổ mà Ngài đã chứng kiến ấy. Rời khỏi hoàng cung, rời bỏ cuộc sống nhung lụa, Ngài đã lần lượt tu luyện cùng nhà tu hành A La La Ca Lam (Alara Klama), Ưu Đà La La Ma Tử (Uddaka Ramaputta).
Sau đó là tu luyện bằng cách hàng xác, ăn cực ít và trải nghiệm sự khắc khổ. Nhưng Ngài vẫn chưa đạt được sự giác ngộ, Ngài cảm thấy hai con đường tu đạo mình đã từng thực hiện không phải là hướng đi đúng. Sau đó chính Ngài đã mở ra con đường Trung Đạo để tu luyện và cuối cùng đã đạt được sự giác ngộ. Trí huệ của ông đã được khai mở. Ông đã đạt đến cảnh giới của Phật sau 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề.
Con đường Trung Đạo
Con đường Trung Đạo loại bỏ hoàn toàn các nhược điểm những sự sai lầm trong 2 cực đoan (chìm đắm trong dục lạc và sống khắc khổ tự hành xác). Con đường Trung Đạo hướng tới sự vượt qua, vượt lên trên hai cực đoan này bằng cách tránh những sai lầm của mỗi cực đoan. Đức Phật đã chỉ ra rằng:
Chìm đắm trong dục là dự tính loại bỏ những điều không hài lòng bằng cách thỏa mãn những dục vọng, cách này hướng tới sự thụ hưởng. Thế nhưng thụ hưởng chỉ xuất hiện ở thời điểm tạm thời và không thể nào đi sâu vào sự hài lòng. Bằng cách bám sâu vào dục lạc con người sẽ quên đi những hạnh khổ mình đang trải qua. Nhưng những dục lạc ấy thấp kém hơn nhiều so với những hạnh phúc. Nên con đường đi tới mục đích tối thượng là phải loại bỏ dục lạc.
Sống khắc khổ tự hành xác là cố gắng đạt đến sự giải thoát
Sống khắc khổ tự hành xác là cố gắng đạt được sự giải thoát bằng việc làm đau đớn thân xác mình. Nhưng con đường này đi tới kết quả cuối cùng là thân xác ốm yếu. Cái sai lầm ở đây chính là biến thân xác thành nô lệ cho tâm thức mà cội rễ của tâm thức là lòng tham, sân si. Việc thực hành ý muốn hành xác không không đem lại lợi ích gì mà cần phải loại bỏ hoàn toàn.
Từ những điểm sai lầm của hai phái cực đoan trên, Phật Thích Ca đã tìm ra, mở ra con đường mới là Con đường Trung Đạo. Đây cũng là con đường giác ngộ được truyền tụng rộng rãi và Phật Giáo ngày nay noi theo. Lòng từ bi của Phật có thể hóa giải tất thảy khó khăn, gian khổ miễn là chúng ta dốc lòng theo đuổi.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về Phật Thích Ca, hay muốn được tư vấn tranh treo tường về vị Phật này hãy liên hệ với chúng tôi tại: https://tranhphat.net