Trong văn hóa tín ngưỡng của người Hoa cũng như người Việt, Quan Công được thờ tự rất nhiều. Ngài là vị hổ tướng nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa, thể hiện tinh thần trượng nghĩa, hào hiệp, luôn bảo vệ người yếu thế và dân dành. Cùng chúng tôi tìm hiểu về xuất thân của Quan Công. Từ đó biết thêm về ý nghĩa trong tâm linh và cách thờ vị võ tướng này nhé!
Nội dung bài viết
Xuất thân của Quan Công là gì?
Quan Vũ hay còn biết đến là Quan Công có tên chữ Hán: 關羽, tự Vân Trường. Vào thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc, ông là một vị tướng nổi tiếng ở Trung Quốc. Năm sinh của ông không được ghi chép chính xác sử sách, chỉ biết ngài mất vào năm 220. Sinh ra và lớn lên tại Huyện Giải, Quận Hà Đông (Vận Thành, Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay). Sử sách có ghi nhận, Quang Vũ là một vị tướng quân rất giỏi và đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán cùng ngũ hổ tướng gồm: Quan Vũ, Mã Siêu, Trương Phi, Triệu Vân và Hoàng Trung.
Quan Công trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông được miêu tả với hình ảnh thân cao 2 mét, mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài oai phong lẫm liệt. Cũng qua đó, nhiều người đánh giá, Quan Công là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh “sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ”. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của đại tướng quân là kiêu ngạo, nóng tính. Trên tay ông luôn cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao và cưỡi ngựa xích thố uy vũ mà Tào tháo từng ca ngợi là “nghĩa sĩ thiên hạ”.
Quan Công trong dân gian
Trong dân gian, Quan Công là vị thần nổi tiếng với đức tính không đổi lòng trước danh lợi, không dâm loạn khi giàu sang, không nhụt chí dù nghèo hàn, không khuất phục trước oai vũ. Bởi lẽ, dù được sinh ra trong gia đình nghèo khổ, nhưng quan vũ vẫn chăm chỉ học tập văn – võ. Nhưng do tính tình nóng nảy, nên thời niên thiếu khi bênh vực kẻ yếu mà phạm tội giết người. Do đó, chàng trai bán đậu phụ chất phát phải bỏ quê hương tới quận Trác để sống.
Cuộc đời ông mở ra một trang mới khi gặp Lưu Bị và Trương Phi. Cảm mến bởi lòng nghĩa hiện, ba người kết bái huynh đề thề khó khăn, phú quý có nhau. Sau này, Quan Công cùng Khổng Minh đã trở thành hai cánh tay đắc lực phò trợ cho Lưu Bị lên ngôi, lập nên nhà Thục Hán. Sau khi “vào sinh ra tử” với những ngày rong ruổi trên chiến trường, lập nên nhiều chiến tích hiển hách. Vào năm 220 bị hành quyết tại Lâm Thư sau khi “mất địa bàn, mất tướng sĩ, mất lòng dân” vào tay Tào Tháo.
Ý nghĩa trong tâm linh và cách thờ võ tướng Quan Công
Nhiều người đồn rằng, xác của Quan Công có “Đầu ở Lạc Dương, thân nằm Tương Dương, hồn về cố hương (Sơn Tây)” nên thường xuất hiện những đồn đại về hồn ma Quan Vũ “hiển linh” ở nơi ông bị chặt đầu. Đến thời nhà Minh, Ngài được cho là đã “hiển thánh” giúp đỡ Chu Nguyên Chương nên được người đời phong là Thánh Võ.
Ý nghĩa trong tâm linh về Quan Công
Tương truyền rằng, Quan Công sinh thời hào hiệp trượng nghĩa, ghét ác bá cường hào. Vì vậy, ngài được thờ tự để bảo vệ gia đình, mang tới cuộc sống bình an và phước lành. Đồng thời, thánh võ còn giúp hóa giải hung khí và sát khí. Do tướng mạo uy vũ, ngài sẽ ngăn chặn tà ma ngoại đạo xâm nhập, hỗ trợ giúp con người tránh được việc tiểu nhân dùng thủ đoạn hãm hại.
Cách thờ tự võ tướng Quan Công
Theo phong thủy, Tượng Quan Công có năng lượng rất mạnh giúp bảo vệ gia đình và hóa giải ác khí. Vì vậy, nên đặt ngài tại vị trí đối diện và hướng ra cửa chính để hóa giải hướng xấu, ngăn chặn hung khí vào nhà. Đặt tượng Quan Vũ phía sau lưng bàn làm việc giúp gia chủ được thuận lợi trong làm ăn.
Thờ Quan Công là một cách để cầu bình an, gia đạo hòa thuận, mong ước tài lộc, vận may và chống lại các thế lực tà ma, ngoại đạo. Với những chia sẻ về xuất thân và ý nghĩa thợ tự quan công trong bài viết. Hy vọng bạn có thể hiểu hơn về vị thánh võ trung kiên, bất khuất này. Nếu bạn còn thắc mắc và muốn biết thêm chi tiết về Quan Công hoặc mua tranh, tượng về Ngài có thể liên hệ với chúng tôi tại đây để được tư vấn.