Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quán Thế Âm quán sát âm thanh đau khổ của thế gian tự do tự tại. Nơi đâu có tiếng chúng sinh đau khổ thì Ngài sẽ hiện thân và cứu độ, đánh thức người u mê tỉnh ngộ. Để hiểu rõ hơn về danh xưng cũng như nguồn gốc của tên gọi Quán Thế Âm chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong bài chia sẻ dưới đây. 

Quán Thế Âm Bồ Tát hiền tuệ, công đức vô lượng
Quán Thế Âm Bồ Tát hiền tuệ, công đức vô lượng

Ý nghĩa của danh xưng Quán Thế Âm

Quán Thế Âm Bồ Tát là vị đại Bồ Tát được mọi người tôn kính thờ phụng. Dịch từ tiếng Phạn thì Quán Thế Âm có nghĩa là đấng quán chiếu âm thanh của thế gian, là hiện thân cho lòng Từ Bi của tất cả chư Phật mười cõi. 

Quán Thế Âm Bồ tát soi chiếu đức hạnh chúng sanh
Quán Thế Âm Bồ tát soi chiếu đức hạnh chúng sanh

Sở dĩ Ngài có tên gọi như vật là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu bạn. Mỗi khi thấy thanh âm khổ đau của chúng sanh, mỗi khi thấy chúng sanh gặp nguy cấp mà nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát thì Ngài liền quán chiếu theo âm thanh đó và lập tức cứu giúp họ thoát khỏi tai ách, họa đầy. 

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ (Theo Wikipedia). Nếu chúng sanh một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó Quán Thế Âm sẽ quán sát âm thanh ấy và giúp chúng sanh được giải thoát khỏi bể khổ. 

Danh xưng Quán Thế Âm cũng từ đó được lan truyền hơn trong Phật Giáo và trở thành hiện thân của lòng từ bi, giải hóa đau khổ cho chúng sanh. 

Nguồn gốc của Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát là vị thần bảo hộ chúng sanh khỏi đau khổ, là đại diện của sức mạnh huyền diệu nên nguồn gốc của Quán Thế Âm cũng rất đặc biệt:

Tranh Quán Thế Âm Bồ tát
Tranh Quán Thế Âm Bồ tát

Quán Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo Đại thừa

Theo truyền thống Đại Thừa thì Quán Thế Âm là người đã thực hiện lời thề hoãn việc nhập niết bàn để lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng sanh và phổ độ chúng sanh khỏi gian khổ. Ngài có tấm lòng từ bi rộng mở, người là ánh sáng phổ quát là đại diện cao cả của Brahman. 

Quan Thế Âm Bồ tát trong Phật giáo Kim cương thừa

Trong Kim Cương Thừa Tây Tạng thì Quán Thế Âm được phát sinh từ hai nguồn.

  • Nguồn tương đối: Quán Thế Âm là chuyển thế của một tu sĩ Phật giáo với lòng từ bi quảng đại ở kiếp trước và kiếp này tiếp tục phổ độ chúng sanh.
  • Nguồn gốc tối hậu: Quán Thế Âm là biểu hiện phổ biến của lòng từ bi. Ngài là “phương tiện nhân cách” cho chúng ta noi theo, để chúng ta có sự hiểu biết hơn về cuộc sống, về tình yêu thương giữa con người với con người. 

Quan Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo Nguyên thủy

Trong Phật giáo Nguyên thủy không thờ bất kỳ vị Bồ Tát nào của Đại Thừa, nhưng Quán Thế Âm lại phổ biến ở Miến Điện với tên gọi Lokanat và ở Thái Lan với tên gọi Lokesvara.

Quan Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo Nguyên thủy
Quan Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo Nguyên thủy

Như vậy có thể thấy được rằng nguồn gốc của Quan Thế Âm không có sự đồng thuận với nhau. Thế nhưng Ngài vẫn là đại diện của sự từ bi, của sự kiên trì. Người đã từ bỏ cõi Phật và ở lại Vòng Luân Hồi để giúp đỡ mọi sinh vật có thể đạt được Niết bàn. Công đức vô lượng của Ngài rất đáng để chúng ta thờ kính. Chúng ta có thể tìm tới Ngài để cầu xin sự phổ độ, cầu xin ngài giúp đỡ, hóa giải những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải trong cuộc sống. Hoặc đơn giản chúng ta có thể tìm tới Ngài để cầu nguyện cho gia đình bình an, cuộc sống được ổn định.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy bức tượng hoặc hình ảnh Quan Thế Âm được thờ kính trang nghiêm tại Đình, Đền, Chùa. Tất cả đều hướng tới sự cứu rỗi khổ độ của chúng sinh nên mỗi khi nhìn thấy những bức tượng, những hình ảnh của Ngài chúng ta đều thấy tâm của mình trở nên nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn. 

Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm thông tin về Quán Thế Âm, hoặc cần được tư vấn về tranh phật hãy liên hệ với chúng tôi tại: https://tranhphat.net

Trang Chủ
Giỏ Hàng
Tài Khoản
Đại lý