Phật A Di Đà còn được gọi với cái tên khác là Amida. Đây là vị Phật xuất hiện trong Phật Giáo và được người dân tôn kính, thờ tụng. Nhiều người con theo đạo Phật thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Vị A Di Đà. Mong muốn được Ngài dẫn về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi mất. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về nguồn gốc cội nguồn của vị Phật này.
Nội dung bài viết
Sự tích Phật A Di Đà
Ở Việt Nam, phần nhiều mọi người đông tu theo tông Tịnh Độ nên thờ tượng Đức Phật A Di Đà. Tượng Phật đứng hoặc ngồi trên tòa sen, tay phải duỗi xuống phóng ra ánh hào quang. Tại các ngôi chùa chiền, các vị thờ chung với A Di Đà gồm có Đại Thế Chí Bồ Tát bên tay phải và đức Quán Thế Âm Bồ Tát phía bên tay trái. Theo sách, hai vị này trợ hóa cho Ngài bên cảnh giới Cực Lạc.
Nguồn gốc về mặt Giáo Lý của Phật A Di Đà
Cho đến hiện tại, nguồn gốc Phật A Di Đà vẫn gây nhiều tranh cãi cho người trong cũng như bên ngoài đạo. Về mặt lịch sử giáo lý Thiền cho rằng thiền là để tự giải thoát, Phật không thể giúp ai, chỉ có ta tự giúp ta. Còn người tu Tịnh độ thì tin rằng Niệm Phật và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để giải thoát, ai cũng làm được.
Trong Kinh Phật, Phật A Di đà được đức Phật Thích Ca hay còn gọi là Đức Phật của Hiện Tại giới thiệu và xướng tên lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Theo lời của Đức Phật Thích Ca, để đạt được sự giải thoát hoàn toàn thì có 8 vạn 4 ngàn con đường để trở nên đạt đạo. Con số này muốn nói rằng có rất nhiều cách để thành Phật chứ không hẳn là chỉ có đi Tu mới có thể thành Phật. Tùy theo từng hoàn cảnh từng người riêng mà người ta có thể tự do lựa chọn cho mình phương thế khác nhau để trở nên Phật .
Nguồn gốc về mặt lịch sử của Phật A Di Đà
Đức Phật A Di Đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng Thọ, được cho là do Đức Thích Ca Mâu Ni giảng dạy khi Ngài còn tại thế. Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ học chỉ tìm thấy vô lượng kinh điển và ghi chép về Đức A Di Đà vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên. Nên hiện tại mới có nhiều tranh cãi nảy sinh về nguồn gốc của vấn đề này.
Lời giải thích về lịch sử nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà được trích dẫn trong từ điển bách khoa Việt Nam cho biết rằng truyền thống tín ngưỡng A Di Đà là sản phẩm của học giả Phật giáo vào thế kỷ 1 trước Công nguyên. Do đó, không có cơ sở để chứng minh rằng Đức Thích Ca có thực sự nói về Đức Phật A Di Đà hay không? Hay Đức Phật A Di Đà chỉ là sản phẩm của học giả.
Tuy nhiên, cần xem xét rằng những lập luận này chỉ dựa trên bằng chứng khảo cổ học của các học giả, cho rằng trong tương lai bằng chứng khảo cổ học tìm thấy bộ kinh Vô lượng nghĩa được tìm thấy vào thế kỷ thứ V.
Vấn đề Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?
Câu trả lời chính xác là không phải các bạn nhé. Mọi người thường hay nhầm lẫn về vấn đề này. Phật A Di Đà và Phật Tổ hoàn toàn khác nhau. A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Còn Phật Tổ còn được gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Treo tranh Phật A Di Đà trong nhà mang ý nghĩa gì?
Hình tượng Ngài trang nghiêm thượng tọa trên tòa nguyệt luân sen. Bảo tọa của Phật do tám con khổng tước khiêng với ý nghĩa rằng cắt đứt mọi tham dục. Tay trái Phật cầm hoa sen, tay phải cầm chuông hướng đến tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản, ôn hòa. Và trong tâm niệm, treo tranh Phật trong nhà mong muốn được phù hộ độ trì cho gia chủ mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, gặp nhiều điều lành. Treo tranh Phật trong nhà cũng sẽ giúp bạn ít gặp ác mộng, an tâm hơn rất nhiều.
Mua tranh Phật A Di Đà ở đâu?
Người theo đạo Phật và sưu tầm tranh Phật A Di Đà ngày càng nhiều. Để mua được một sản phẩm chất lượng bạn hãy lựa chọn địa chỉ mua tranh uy tín, có thương hiệu trên thị trường. Bạn nên quan tâm đến các vấn đề như: Địa chỉ này có nhiều người mua tranh không? Mua tranh tại đây có được bảo hành không? Chất lượng của tranh có đi đôi với giá cả không?…Bạn có thể tham khảo mua tranh chất lượng tại: https://tranhphat.net/
Mong là những thông tin về Phật A Di Đà trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Thông tin chi tiết xin liên hệ: https://tranhphat.net/